Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa Côn Sơn
biên 鬢
◎ Nôm: 边 / 邉 / 邊 biên là âm HHV của mấn (Ss ABK: bin). Âm THV đọc là mai, lưu tích trong từ tóc mai. Thuyết Văn giải tự: “mấn: tóc hai bên má” (鬢頰髮也). Thuyết Văn: “mai: tóc hai bên má” (鬢頰髮也). Bạch Cư Dị trong bài Mãi thán ông có câu: “đôi tóc mai bàng bạc mà mười ngón tay lại đen” (两鬢蒼蒼十指黑 lưỡng mấn thương thương thập chỉ hắc). AHV: mấn/ tấn, ABK: bīn. Tương ứng chung âm -j > -n như: mai > mấn, tươi > tiên, lãn > lười.
dt. <từ cổ> tóc mai. Phong sương đã bén biên thi khách, tang tử còn thương tích cố gia. (Quy Côn Sơn 189.5)‖ Biên xanh nỡ phụ cười đầu bạc, đầu bạc xưa nay có khuở xanh. (Tích cảnh thi 202.3, 203.1)‖ (Thuật hứng 50.3, 62.4)‖ (Tự thán 82.6, 87.3)‖ (Tự thuật 113.4).
bén 𣷷 / 变
◎ Ss đối ứng rạh (Katu) [NH Hoành 1998: 248]. x. lửa.
đgt. dính, nhiễm. Con lều mọn mọn đẹp sao, trần thế chẳng cho bén mỗ hào. (Thuật hứng 52.2)‖ Hái cúc ương lan, hương bén áo. (Thuật hứng 60.5)‖ Sen nào có bén trong lầm. (Thuật hứng 70.8)‖ (Tự thuật 119.2)‖ (Quy Côn Sơn 189.5)‖ (Cúc 217.3)‖ (Ba tiêu 236.1)‖ (Mộc cận 237.2)‖ (Cúc 240.1)‖ (Liên hoa 243.1)‖ (Cam đường 245.3)‖ (Mạt lị hoa 242.1).
cho 賙
◎ Nôm: 朱 Đọc âm HHV, AHV: chu, nghĩa trong tiếng Hán là “chu cấp”, đem của cải của mình để cứu tế cho người khác. Tiếng Việt có từ chu tất (hoàn tất, trọn vẹn, đầy đủ) vốn đọc chệch âm và trại nghĩa từ chữ chu tuất 賙恤 (cứu giúp thương xót những người nghèo khổ). Ss đối ứng cɔ¹, cɔ² (29 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 194]. Như vậy, “cho” là từ hán Việt-Mường.
đgt. chuyển cái thuộc sở hữu của mình sang cho người khác. (Tự thán 83.4)‖ Lợi tham hết lấy, nhiều thì cạnh, nghĩa phải đam cho, ít chẳng phường. (Bảo kính 128.4, 128.4, 130.1, 171.5, 175.1)‖ (Cúc 217.1)‖ (Trường an hoa 246.2).
k. HVVD từ đi sau cụm động từ mang ý khiến sự vật, sự việc đạt đến trạng thái nào đó. Nước dưỡng cho thanh đìa thưởng nguyệt, đất cày ngõ ải rãnh ương hoa. (Ngôn chí 4.5, 10.2)‖ (Mạn thuật 27.8, 29.2, 25.6)‖ (Tự thuật 117.7)‖ (Tự thán 111.2)‖ (Bảo kính 137.5, 143.7, 172.7, 173.7, 175.8)‖ (Quy Côn Sơn 189.8)‖ (Huấn Nam Tử 192.5).
k. HVVD từ biểu thị đối tượng sắp nêu ra là sẽ chịu sự tác động (tốt, xấu) của hành động ở trước đó. Song viết lại toan nào của tích, bạc mai vàng cúc để cho con. (Thuật hứng 49.8)‖ (Tự thán 92.8, 111.3)‖ (Bảo kính 149.6, 144.3, 151.8).
đgt. HVVD đồng ý để ai làm việc gì. Cho về cho ở đều ơn chúa, lọ phải xung xăng đến cửa quyền. (Thuật hứng 53.7)‖ (Tự thán 105.3)‖ (Bảo kính 177.4)‖ (Đào hoa thi 231.4).
đgt. HVVD để sự vật hay hiện tượng nào đó xảy ra. Con lều mọn mọn đẹp sao, trần thế chẳng cho bén mỗ hào. (Thuật hứng 52.2)‖ (Tự thán 85.6, 108.6)‖ (Bảo kính 128.8)‖ (Tảo xuân 193.8)‖ (Hạ cảnh tuyệt cú 197.1).
đgt. HVVD nói tắt của cho rằng, cho là. Ở thế thì cho ta những thiệt, khoe mình khá chịu miệng rằng lành. (Tự thuật 113.5)‖ (Bảo kính 184.1).
k. HVVD như để, trong Để cho. (Tự thuật 112.8)‖ (Bảo kính 132.7, 134.5, 146.6, 152.7)‖ Đường tuyết thông còn giá in, đã sai én ngọc lại, cho dìn. (Tảo xuân 193.2).
k. HVVD (từ dùng để khuyên nhủ), như chữ đi. Việc ngoài hương đảng chớ đôi co, thấy kẻ yêng hùng hãy dịn cho. (Bảo kính 176.2).
chác 卓 / 斫
đgt. <từ cổ> đổi, lưu tích còn trong đổi chác [Taberd 1838: 52]. Tuổi tàn, cảnh đã về ban muộn, tóc bạc, biên khôn chác lại xanh. (Tự thuật 113.4). Phiên khác: chước (TVG, Schneider, PL), chác: chuốc (BVN), chuốc (VVK). Nay theo ĐDA, MQL. Khi tóc đã bạc thì không thể đổi lại thành xanh như thời trẻ được, ý nói thời gian không thể quay lại, đời người chỉ có một lần.
đgt. <từ cổ> mua, [Rhodes 1651 tb1994: 55], lưu tích còn trong bán chác, mua chác. “chac. mua chac: emere. ban chac: vendere” [Morrone 1838: 214]. (Tự thán 76.4)‖ Danh chăng chác, lộc chăng cầu, được ắt chẳng mừng, trật chẳng âu. (Tự thuật 121.1)‖ (Quy Côn Sơn 189.3). mặc ai chác lợi mua danh, miễn ta học đặng đạo lành thì thôi. cd [Taberd 1838: 52].
chửa 渚
◎ Ss đối ứng cɯə (26 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 199]. đng chưa, chăng, mô, mựa.
p. chưa. Bui một quân thân ơn cực nặng, tơ hào chửa báo hãy còn âu. (Mạn thuật 30.8)‖ (Thuật hứng 52.3, 63.8)‖ (Tự thán 100.6)‖ (Bảo kính 136.2)‖ (Quy Côn Sơn 189.4)‖ (Tảo xuân 193.5)‖ (Thuỷ thiên nhất sắc 213.6)‖ (hoa mẫu 233.3).
còn 群
◎ Ss đối ứng kɔn (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 200].
p. vẫn, vẫn cứ. Lại mừng nguyên khí vừa thịnh, còn cậy vì hay một chữ “đinh”. (Ngôn chí 7.8, 12.8, 14.7)‖ (Mạn thuật 25.2, 26.5, 30.8, 31.6, 36.8)‖ (Trần tình 38.7, 43.3, 51.7, 53.3, 54.8, 57.8, 62.3, 63.7)‖ (Tự thán 77.1, 78.8, 98.5, 107.7, 108.4, 111.1)‖ (Tự thuật 112.2, 118.4)‖ (Tức sự 123.3, 123.8, 124.5)‖ (Tự giới 127.5)‖ (Bảo kính 145.7, 154.7, 157.4, 162.3, 166.7, 167.3, 170.3, 175.2, 177.3, 177.6, 178.7, 181.7)‖ (Quy Côn Sơn 189.6)‖ (Giới sắc 190.2)‖ (Tích cảnh thi 200.1)‖ (Cúc 216.4)‖ (Cúc 217.5)‖ (Tùng 220.4)‖ (Ba tiêu 236.3)‖ (Lão dung 239.4)‖ (Cam đường 245.3).
đgt. tiếp tục tồn tại. Tài lẹt lạt nhiều, nên kém bạn, người mòn mỏi hết, phúc còn ta. (Ngôn chí 8.6, 12.5)‖ (Mạn thuật 24.5, 31.3, 32.4, 33.5, 34.3, 35.5, 36.2)‖ (Thuật hứng 49.4, 60.8, 64.8, 68.7)‖ (Tự thán 82.4, 87.2, 89.7)‖ (Tự thuật 117.1, 121.4)‖ (Bảo kính 130.7, 142.6, 149.1, 156.7, 165.3)‖ (Quy Côn Sơn 189.7)‖ (Huấn Nam Tử 192.4)‖ (Tảo xuân 193.1)‖ (Vãn xuân 195.8)‖ (Tích cảnh thi 208.3, 211.3)‖ (Đào hoa thi 230.3)‖ (Hoa mẫu đơn 233.4).
p. còn … nghi vấn từ…cảm thán từ (dùng trong câu hỏi cảm thán). Câu hỏi phản vấn biểu thị thái độ cần chấm dứt một hành vi nào đó vẫn đang tiếp diễn tại thời điểm phát ngôn. Ấy còn lãng đãng làm chi nữa, sá tiếc mình chơi áng thuỷ vân. (Mạn thuật 29.7)‖ (Trần tình 45.7)‖ Tuổi đã năm mươi đầu đã bạc, ấy còn bìu rịn lấy chi vay! (Tự thán 75.8).
có 固
◎ Ss đối ứng: kɔ³ (Mường khoi), kɔ‘ (Rục), kɔ:? (Maleng) [Diffloth 1992: 130], kɔ³ (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 199].
đgt. từ biểu thị trạng thái tồn tại nói chung. Bui một niềm chăng nỡ trại, đạo làm con miễn đạo làm tôi. (Ngôn chí 2.7)‖ Dưới công danh đeo khổ nhục, trong dại dột phong lưu. (Ngôn chí 3.6, 4.3, 6.1, 11.2, 15.7, 20.1)‖ (Mạn thuật 23.8, 25.1, 25.5, 28.8, 32.3, 33.4, 34.4, 36.8)‖ (Trần tình 37.7, 38.1, 38.7, 43.2, 44.8, 45.8)‖ (Thuật hứng 47.1, 53.1, 56.3, 56.7, 58.8, 61.1, 61.8, 63.6, 66.1, 66.6, 66.8, 68.7, 69.7, 70.8)‖ (Tự thán 73.8, 74.1, 78.3, 82.3, 82.8, 85.7, 86.8, 89.7, 90.4, 90.8, 92.2, 92.6, 95.2, 96.4, 100.2, 101.7, 103.2, 103.5, 104.8, 106.1, 106.3, 107.1, 108.3, 110.4, 110.6, 111.8, 112.7, 113.8, 114.4, 116.3, 118.4, 120.7, 121.3, 122.8)‖ (Tức sự 123.7, 124.2, 126.7)‖ (Bảo kính 129.4, 130.1, 131.6, 131.8, 132.6, 134.2, 134.5, 136.6, 136.7, 137.6, 137.7, 137.8, 138.5, 140.3, 143.3, 144.8, 145.1, 145.8, 146.7, 147.2, 147.4, 151.7, 152.8, 153.1, 156.8, 158.7, 159.3, 159.6, 160.5, 163.7, 164.5, 168.8, 169.7, 170.7, 171.5, 172.1, 172.5, 173.3, 174.2, 174.7, 175.1, 175.3, 176.3, 180.4, 181.5, 181.8, 184.1)‖ (Quy Côn Sơn 189.4)‖ (Giới sắc 190.2)‖ (Huấn Nam Tử 192.7)‖ (Tảo xuân 193.5)‖ (Hạ cảnh tuyệt cú 197.3)‖ (Thu nguyệt tuyệt cú 198.3)‖ (Tích cảnh thi 200.3, 202.4)‖ (Thuỷ thiên nhất sắc 213.7)‖ (Lão mai 215.5)‖ (Cúc 216.8)‖ (Tùng 219.1, 220.2)‖ (Trúc thi 221.3, 223.2)‖ (Mai thi 225.3)‖ (Đào hoa thi 227.3, 228.4, 229.3, 230.1, 231.3, 232.3)‖ (Hoàng tinh 234.4)‖ (Thiên tuế thụ 235.3)‖ (Lão dung 239.3)‖ (Cúc 240.2)‖ (Mộc hoa 241.3)‖ (Liên hoa 243.4)‖ (Hoè 244.3)‖ (Dương 247.3)‖ (Trư 252.2)‖ (Thái cầu 253.7).
cúc 菊
◎ Ss đối ứng kuk³ (28 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 203].
dt. hoa quân tử, biểu tượng cho ẩn sĩ. Phần du lịu điệu thương quê cũ, tùng cúc bù trì nhớ việc hằng. (Ngôn chí 16.6, 17.5, 22.4)‖ Cúc Uyên Minh. (Mạn thuật 31.6)‖ (Thuật hứng 48.2)‖ Bạc cúc. (Thuật hứng 49.8, 50.2, 52.5, 60.5)‖ (Tự thán 71.3, 75.3, 83.4)‖ (Tự thuật 115.3)‖ (Bảo kính 129.4, 157.6, 164.3)‖ (Quy Côn Sơn 189.4).
cố gia 故家
dt. <từ cổ> quê cũ. Phong sương đã bén biên thi khách, tang tử còn thương tích cố gia. (Quy Côn Sơn 189.6).
Cửu tiêu 九霄
dt. chín tầng mây, có khi được ví với triều đình, Đạo giáo coi đó là cõi tiên. Lý Bạch trong bài Minh đường phú có câu: “Sánh cột trời kìa Côn Sơn, vọt Cửu tiêu mà buông mây xuống.” (比乎崑山之天柱,矗九霄而垂雲). Vương Kỳ chua: xét theo sách Đạo giáo, Cửu tiêu gồm Xích tiêu 赤霄, Bích tiêu 碧霄, Thanh tiêu 青霄, Giáng tiêu 絳霄, Linh tiêu 黅霄, Tử tiêu 紫霄, Luyện tiêu 練霄, Huyền tiêu 玄霄, Tấn tiêu 縉霄. Lại có thuyết nói rằng Thần tiêu 神霄, Thanh tiêu 青霄, Bích tiêu 碧霄, Đan tiêu 丹霄, Cảnh tiêu 景霄, Ngọc tiêu 玉霄, Lang tiêu 琅霄, Tử tiêu 紫霄, Hoả tiêu 火霄. Đại địa dày, Nam Nhạc khoẻ, Cửu tiêu vắng, Bắc Thần cao. (Thuật hứng 66.4).
hay 咍 / 台 / 唭
đgt. biết. Dễ hay ruột bể sâu cạn, Khôn biết lòng người vắn dài. (Ngôn chí 6.5, 7.8, 11.8, 22.1)‖ (Mạn thuật 25.7, 26.4)‖ (Tự thán 107.6)‖ (Trần tình 39.5, 40.6, 42.8, 45.6)‖ (Thuật hứng 62.5)‖ (Tự thán 83.7, 87.1, 91.1, 93.5, 96.7, 100.5, 102.6, 102.8, 104.7)‖ (Tự thuật 112.1, 118.7)‖ (Tức sự 123.4)‖ (Bảo kính 131.5, 135.6, 137.2, 156.6, 162.6, 163.7, 164.6, 168.3, 171.2, 172.4, 175.2)‖ (Quy Côn Sơn 189.7)‖ (Tảo xuân 193.3)‖ (Thủy thiên nhất sắc 213.8)‖ biết hay. (Trúc thi 222.2)‖ (Mai thi 226.2)‖ (Hoàng tinh 234.4)‖ (Giá 238.4)‖ (Mộc hoa 241.3)‖ (Mạt lị hoa 242.2)‖ (Lão hạc 248.1)‖ (Trư 252.5, 252.6).x. cho hay.
đgt. có thể. Văn này gẫm thấy mới thon von, Thương hải hay khao, thiết thạch mòn. (Thuật hứng 49.2)‖ (Thuật hứng 70.7)‖ (Tự thán 87.6)‖ (Bảo kính 131.2, 134.7, 156.3)‖ (Huấn nam tử 192.3).
p. thường, luôn. (Mạn thuật 29.1)‖ (Bảo kính 173.4)‖ Hễ kẻ danh thơm hay được phúc, Mấy người má đỏ phải nhiều lăn. (Bảo kính 175.5)‖ (Huấn nam tử 192.8).
tt. giỏi khéo. Ruộng đôi ba khóm đất con ong, Đầy tớ hay cày kẻo mướn mung. (Thuật hứng 56.2).
hoa 花
◎ Ss đối ứng hwa, va (5 thổ ngữ Mường), poŋ, boŋ (23 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 227].
dt. cơ quan sinh thực của thực vật. Chim kêu hoa nở, ngày xuân tịnh, hương lụn cờ tàn, tiệc khách thôi. (Ngôn chí 2.5, 4.6, 5.3, 11.4, 17.3, 18.6, 21.2)‖ (Mạn thuật 32.3, 35.5)‖ (Thuật hứng 47.7, 48.3, 51.4, 52.3, 56.6, 59.6)‖ (Tự thán 82.3, 85.5, 95.5, 102.6, 105.5, 107.4).
tt. có thêu hoa, có khi chữ dùng cho đẹp lời. Nợ quân thân chưa báo được, hài hoa còn bện dặm thanh vân. (Ngôn chí 12.8)‖ (Tự thuật 118.8, 119.2)‖ Hoa thì hay héo cỏ thường tươi. (Tự thuật 120.6)‖ (Tức sự 123.4, 124.5, 125.5)‖ (Bảo kính 154.1, 160.4, 164.8)‖ (Quy Côn Sơn 189.4)‖ (Tảo xuân 193.4)‖ Vườn hoa. (Vãn xuân 195.5)‖ (Xuân hoa tuyệt cú 196.4)‖ Hoè hoa. (Hạ cảnh tuyệt cú 197.3)‖ (Tích cảnh thi 202.2, 207.4, 211.3)‖ (Lão mai 215.1)‖ (Cúc 216.3)‖ Hoa liễu. (Trúc thi 221.1)‖ (Mai thi 24.1)‖ (Đào hoa thi 227.1, 228.1, 229.2, 229.3, 230.2, 231.2)‖ (Mộc cận 237.1)‖ (Cúc 240.1)‖ Hoa nở. (Dương 247.2)‖ Nội hoa. (Điệp trận 250.3)‖ (Thái cầu 253.6).
hòng 烘
◎ Phiên khác: nung: cái hẹn đã nung nấu trong lòng (TVG), hồng: ngọn lửa bốc cháy, ý nói hạn của mình đang thời cao điểm, chắc bài thơ này làm lúc Nguyễn Trãi bị giam lỏng ở Côn Sơn (BVN), hồng: nung nấu (MQL, PL). Hòng: đã từng mong thực hiện được ước hẹn từ xưa như ngày nay. Hòng nghĩa là mong được, như nói: đừng có hòng! nay theo ĐDA.
đgt. <từ cổ> định, muốn, mong. Bẻ cái trúc hòng phân suối, quét con am để chứa mây. (Mạn thuật 28.3).
đgt. <từ cổ> “sắp tới…mệt hòng chết”. [Paulus của 1895: 445; Béhaine 1773]. Làm quan thơ dại, tài chẳng đủ, về ở thanh nhàn, hẹn đã hòng. (Thuật hứng 61.6)‖ Đổi thay nhạn cá đã hòng đầy niên kiều, nghĩa là “từ ngày thiếp về làm vợ chàng đến nay đã gần trọn một năm” [An Chi 2006 t5: 326].
hẹn 限
AHV: hạn. x. ngần.
dt. sự ước định trước với ai đó sẽ làm việc gì. Làm quan thơ dại, tài chẳng đủ, về ở thanh nhàn, hẹn đã hòng. (Thuật hứng 61.6)‖ (Tự thán 107.5), Nguyễn Trãi trong bài Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác có câu: “Lâm tuyền có hẹn sao nỡ phụ, bụi đất cúi đầu ta tự thương.” (林泉有約那堪負, 塵土低頭只自憐 lâm tuyền hữu ước na kham phụ, trần thổ đê đầu chỉ tự lân)‖ (Tự thán 109.6)‖ (Tích cảnh thi 202.1)‖ (Đào hoa thi 231.3).
đgt. ước hẹn. Đông phong từ hẹn tin xuân đến, đầm ấm nào hoa chẳng tốt tươi. (Xuân hoa tuyệt cú 196.3).
khác 恪
◎ Ss đối kʼak (30 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 230].
tt. không giống với, không như nhau. Lòng người tựa mặt ai ai khác, sự thế bằng cờ, bước bước nghèo. (Mạn thuật 32.5)‖ (Tự thán 76.1)‖ (Tự thuật 122.8)‖ (Bảo kính 138.1)‖ (Cúc 217.2)‖ (Trúc thi 222.4, 223.1).
tt. sau (thuộc tương lai), trái với này (thuộc hiện tại). (Mạn thuật 34.8)‖ (Bảo kính 141.5)‖ Ngày khác hay đâu còn việc khác, tiết lành mựa nỡ để cho qua. (Quy Côn Sơn 189.7).
tt. trái với bản thân mình, tức tha nhân. Xuân qua còn bảo con đòi cuốc, hạ đến đà cho kẻ khác cày. (Bảo kính cảnh giới 177.4)
tt. <từ cổ> lạ lùng, lưu tích còn trong khác lạ. Trên cây khác ngỡ hồn Cô Dịch, đáy nước nghi là mặt Thái Chân (mai 214.3)‖ (Lão mai 215.3)
khách 客
dt. trái với chủ. Chim kêu hoa nở, ngày xuân tịnh, hương lụn cờ tàn, tiệc khách thôi. (Ngôn chí 2.6, 5.6)‖ (Mạn thuật 27.5, 35.5)‖ (Thuật hứng 48.3, 52.3, 56.7, 62.3)‖ (Tự thán 83.5, 90.6, 105.3)‖ (Bảo kính 167.3, 177.7)‖ (Tích cảnh thi 206.2).
đt. đại từ phiếm chỉ, trỏ người nào đó (nhiều khi trỏ chính tác giả). Dương tràng đường hiểm khúc co que, quê chợ bao nhiêu khách đẩy xe. (Tự thán 73.2, 86.3)‖ (Bảo kính 141.3), dịch chữ hiền nhânKhách bàng quan. (Bảo kính 185.1, 186.8)‖ (Tảo xuân 193.7)‖ (Trần tình 43.2)‖ (Thuật hứng 65.2)‖ (Tự thán 101.2)‖ (Tự thuật 119.1, 120.4)‖ (Bảo kính 153.4, 163.6)‖ (Vãn xuân 195.7)‖ (Tích cảnh 200.3)‖ Khách thi nhân. (Tích cảnh 210.1)‖ Khách văn chương. (Cúc 216.4)‖ (Tùng 218.3)‖ Khách tri âm. (Trúc thi 222.2)‖ (Mai thi 224.3)‖ Mạy mọ hôm dao lòng mặc khách, kỳ mài ngày tháng của thi nhân. (Nghiễn trung ngưu 254.3).
dt. sứ thần. Bè Trương Khiên nhẹ, khách sang. (Ngôn chí 9.4).
đt. đại từ ngôi thứ ba. Pha lão chơi thu, khách nổi thuyền. (Tự thán 74.4)‖ Loàn đan ướm hỏi khách lầu hồng, đầm ấm thì thương kẻ lạnh lùng. (Tích cảnh thi 208.1).
dt. người làm quan. Lồng chim ao cá từ làm khách, ngòi nguyệt ngàn mai phụ lệ nhà. (Tự thuật 118.5).
đgt. làm khách. Trùng dương mấy phút khách thiên nha, kịp phen này được đỗ nhà. (Quy Côn Sơn 189.1).
không 空
dt. không trung, trên trời. Nguyệt trong đáy nước nguyệt trên không, xem ắt lầm một thức cùng. (Thuỷ trung nguyệt 212.1). x. hư không, sắc không, tay không.
tt. hư ảo. Nguyệt mọc đầu non kình dỏi tiếng, khói tan mặt nước thẩn không lầu. (Ngôn chí 19.4). Đành hay thương hải đòi thì biến, đà biết nhân gian mọi sự không. (Thuật hứng 62.6)‖ (Bảo kính 130.8).
đgt. không có. (Mạn thuật 29.5)‖ Túi đã không tiền, khôn chác rượu, vườn tuy có cúc, chửa đâm hoa. (Quy Côn Sơn 189.3).
tt. ở trạng thái không đựng gì bên trong, trống. Sầu nặng thiếu lăng biên đã bạc, hứng nhiều Bắc Hải chén chưa không. (Thuật hứng 50.4): x. Bắc Hải.‖ (Bảo kính 139.5).
p. hết, sạch. Chặm tự nhiên lều một căn, giũ không thảy thảy tấm hồng trần. (Tự thán 102.2)‖ (Bảo kính 178.8). Ss đối ứng kʼoŋ (4 thổ ngữ Mường), căŋ (16 thổ ngữ). ở thế kỷ XV, “không” mới bắt đầu hư hoá, lúc này, chưa được dùng như một phó từ phủ định, còn “chăng”, “chẳng”, “chưa”, “chửa” (gốc Việt-Mường) và “khôn” (gốc Hán) vẫn đang khá phổ dụng.
kịp 及
AHV: cập
đgt. <từ cổ> gặp lúc, gặp khi, gặp phen, đến khi. Trùng dương mấy phút khách thiên nha, kịp phen này được đỗ nhà. (Quy Côn Sơn 189.2)‖ x. gặp
tt. tới, bằng, trong phen kịp (sánh bằng). Giàu chẳng kịp, khó còn bằng, danh lợi lòng đà ắt dưng dưng. (Tự thán 77.1)‖ Nghiệp Tiêu Hà làm khá kịp, xưa nay cũng một sử xanh truyền. (Bảo kính 183.7).. x. phen kịp (Bảo kính 180.7)‖ (Cúc 217.5)
lành 令
◎ Nôm: 冷 AHV: lịnh, lệnh. Nghĩa gốc là “đẹp” trỏ nhan sắc, dịch chữ lệnh sắc (Luận Ngữ).
tt. đẹp (thời gian, thời tiết), như lệnh nhật (ngày lành), lệnh nguyệt, lệnh niên, lệnh thời. Ngày khác hay đâu còn việc khác, tiết lành mựa nỡ để cho qua. (Quy Côn Sơn 189.8)‖ Tiếc thiếu niên qua trật hẹn lành, hoa hoa nguyệt nguyệt luống vô tình. (Tích cảnh thi 202.1)‖ Hoa nguyệt đôn dùng mấy phút lành. (Tích cảnh 207.4).
tt. tốt tươi (cây cối). Mống lành nẩy nẩy bãi hoè trồng, một phút xuân qua một phút trông. (Hoè 244.1).
tt. tốt, hay. Đất dư dưỡng được khóm hoàng tinh, cấu phương lành để dưỡng mình. (Hoàng tinh 234.2).
tt. (đạo đức) tốt. Trần trần mựa cậy những ta lành, phúc hoạ tình cờ xảy chửa đành. (Bảo kính 136.1, 177.8).
tt. ngon. Bánh lành trong lá ghe người thấy. (Bảo kính 172.3).
tt. <kính>, thường dùng tỏ ý tôn kính, trang trọng như lệnh huynh, lệnh nữ, lệnh đức trong hán văn. Vàng bạc nhà chăng có mỗ phân, lành thay cơm cám được no ăn. (Trần tình 38.2)‖ Bà ngựa dầu lành. (Tự thuật 114.3)‖ Ngọc lành. (Tự thuật 116.3).
tt. dịch chữ thiện 善. Ở thế đấng nào là của trọng, vui chẳng đã đạo làm lành. (Tự thán 99.8, 111.4)‖ (Tự thuật 113.6).
tt. trái với dữ, ác. Sự thế dữ lành ai hỏi đến, bảo rằng ông đã điếc hai tai (Ngôn chí 6.7)‖ (Thuật hứng 48.7, 69.2)‖ (Tự thán 92.5)‖ (Bảo kính 147.1, 147.5).
mấy 𠇍 / 𱥯
dt. vài, dăm. Mấy người ngày nọ thi đỗ, lá ngô đồng khuở mạt thu. (Ngôn chí 3.7, 8.1, 9.2, 15.8, 19.1)‖ (Mạn thuật 26.5, 34.1)‖ (Thuật hứng 55.3, 55.8, 56.8, 59.4)‖ (Tự thán 72.2, 81.7, 83.4, 85.3, 85.4, 92.7, 97.7, 102.4)‖ (Tự thuật 112.3, 118.8, 119.1, 121.7)‖ (Bảo kính 138.2, 144.7, 165.1, 168.1, 175.6)‖ (Quy Côn Sơn 189.1)‖ (Giới nộ 191.5)‖ (Tích cảnh thi 203.2, 207.4)‖ (Mai 214.8)‖ (Tùng 219.1)‖ (Cúc 240.2)‖ (Mạt lị hoa 242.3).
mựa 無
◎ Nôm: 馬 / 罵 AHV: . M > V: (nam mô) > .
p. <từ cổ> chớ, không. Liêm, cần tiết cả tua hằng nắm, trung, hiếu niềm xưa mựa nỡ dời. (Ngôn chí 10.6)‖ Con cháu mựa hiềm song viết tiện, nghìn đầu cam quýt ấy là tôi. (Ngôn chí 13.7)‖ Hỉ nộ cương nhu tuy đã có, nghĩa nhân lễ trí mựa cho khuây. (Mạn thuật 25.6)‖ (Trần tình 44.7)‖ (Thuật hứng 59.8)‖ (Tự thán 87.8, 91.2, 93.8, 95.6, 103.5, 108.4, 111.4)‖ (Tức sự 125.7)‖ (Tự giới 127.4)‖ (Bảo kính 129.5, 136.1, 137.2, 137.8, 140.6, 142.4, 144.4, 145.1, 145.8, 151.8, 173.8, 184.6)‖ (Quy Côn Sơn 189.8)‖ (Tảo xuân 193.8)‖ (Đào hoa thi 230.4)‖ (Nhạn trận 249.8).
ngày 𣈜
◎ Ss đối ứng ŋạj¹ (Mường), tʰŋay (Khmer) [VĐ Nghiệu 2011: 61].
dt. trong ngày tháng. Chim kêu hoa nở, ngày xuân tịnh, hương lụn cờ tàn, tiệc khách thôi (Ngôn chí 2.5, 3.4, 3.7, 4.1, 11.4, 17.2, 18.6, 20.3, 22.6)‖ (Trần tình 37.1)‖ (Thuật hứng 46.4, 50.8, 58.1, 66.7, 68.2, 70.3)‖ (Tự thán 71.1, 71.7, 75.6, 76.3, 79.7, 82.7, 94.1, 95.5, 98.7, 99.2, 105.1)‖ (Tự thuật 112.4, 118.2, 119.7)‖ (Tức sự 123.7, 125.1, 126.4)‖ (Bảo kính 133.8, 146.2, 154.5, 160.4, 170.1, 177.2, 188.3)‖ (Quy Côn Sơn 189.7)‖ (Tích cảnh thi 209.1)‖ (Lão mai 215.6)‖ (Cúc 217.8)‖ (Tùng 219.4, 220.1)‖ (Trúc thi 222.1)‖ (Hoè 244.3)‖ (Trường an 246.3)‖ (Nghiễn trung ngưu 254.4).
nhà 家
◎ Nôm: 茹 Đọc âm HHV, AHV: gia, gi- > nh- (quá trình mũi hoá) [NN San 2003b: 177]. Ss đối ứng ɲa (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 251].
dt. nhà cửa.Ao bởi hẹp hòi, khôn thả cá, nhà quen thú thứa, ngại nuôi vằn. (Thủ vĩ ngâm 1.6)‖ (Ngôn chí 8.1)‖ (Mạn thuật 29.5, 31.3, 34.5, 35.1)‖ (Trần tình 38.1, 39.1)‖ (Thuật hứng 46.6, 48.1, 54.1, 55.6, 57.1)‖ (Tự thán 83.6, 90.6, 94.2, 99.6)‖ (Tự thuật 118.6)‖ (Bảo kính 129.6, 160.6, 163.5, 168.6, 171.7, 177.1)‖ (Quy Côn Sơn 189.2)‖ Nẻo đua khí huyết, quên nhân nghĩa, hoà thất nhân tâm, nát cửa nhà. (Giới nộ 191.4).
này 尼
đt. từ trỏ gần (về không thời gian). (Ngôn chí 11.8)‖ (Mạn thuật 28.8)‖ (Thuật hứng 49.1), văn này dịch chữ tư văn 斯文‖ (Tự thán 92.8, 93.3, 107.5)‖ (Bảo kính 186.6)‖ (Quy Côn Sơn 189.2)‖ (Tùng 220.4)‖ (Đào hoa 229.2)‖ Khí dương hoà há có tây ai, nừng một hoa này nhẫn mọi loài. (Đào hoa 230.2).
p. khng. phát ngữ từ, để gây sự chú ý của người nghe. Này lời nhắn bảo khách bàng quan, khôn phải lo lường, dại được an. (Bảo kính 185.1)‖ (Vãn xuân 195.7)
nỡ 女
đgt. hạ lòng, dám (làm việc gì đó). Bui có một niềm chăng nỡ trại, đạo làm con miễn đạo làm tôi. (Ngôn chí 2.7)‖ (Thuật hứng 55.1)‖ (Tự thán 87.7, 107.5)‖ (Tự thuật 117.2)‖ (Bảo kính 129.6, 144.4, 151.8, 166.3, 178.2, 184.6, 188.1)‖ (Quy Côn Sơn 189.8)‖ (Tích cảnh thi 202.3)‖ (Thuỷ trung nguyệt 212.7)‖ (Mộc hoa 241.4)‖ (Miêu 251.7)‖ (Thái cầu 253.8).
phen 番 / 畨
AHV: phiên (lần, hồi, phen, lượt). Cụm “kỷ phiên phong vũ” (幾番風雨) nghĩa là “mấy lần gió mưa”. x. chiều.
dt. lần, lượt, thứ, hồi, lúc. Mùi thế đắng cay cùng mặn chát, ít nhiều đã vấy một hai phen. (Thuật hứng 46.8)‖ (Tự thuật 120.1)‖ (Bảo kính 138.2, 161.1, 165.1, 167.4, 178.7, 180.7, 188.4)‖ (Quy Côn Sơn 189.2)‖ (Tích cảnh thi 201.3, 203.2, 205.4, 206.4)‖ (Mai 214.6)‖ (Tùng 219.2)‖ (Đào hoa thi 232.2)‖ (Lão dung 239.2).
phong sương 風霜
dt. (đen) gió sương, (bóng) khó khăn vất vả trong cuộ đời, hoặc tiết tháo cao khiết, hay sự biến thiên của thời gian. Phong sương đã bén biên thi khách, tang tử còn thương tích cố gia. (Quy Côn Sơn 189.5).
qua 過
◎ Nôm: 戈 AHV: quá.
đgt. di chuyển từ bên này sang bên kia. Quét trúc bước qua lòng suối, thưởng mai về đạp bóng trăng. (Ngôn chí 16.3)‖ (Thuật hứng 51.5)‖ (Tự thán 77.3, 87.3, 92.4)‖ (Thái cầu 253.5).
đgt. (thời gian) trôi đi. Am trúc hiên mai, ngày tháng qua, thị phi nào đến cõi yên hà. (Ngôn chí 4.1)‖ (Trần tình 39.2, 42.2)‖ (Tự thán 71.3, 85.3, 94.1, 96.7)‖ (Tức sự 124.4)‖ (Bảo kính 168.4, 177.3)‖ (Quy Côn Sơn 189.8)‖ (Giới nộ 191.8)‖ (Tích cảnh thi 202.1, 205.2)‖ (Đào hoa thi 231.1)‖ (Hoè 244.2).
đgt. sống cho hết một quãng thời gian nào đó. Miễn là tiêu sái qua ngày tháng, lộc được bao nhiêu ăn bấy nhiêu. (Mạn thuật 24.7, 33.3)‖ (Thuật hứng 46.4, 55.7, 59.3, 67.2)‖ (Tự thán 78.7, 98.7, 99.2, 105.1)‖ (Tự thuật 112.4, 119.7)‖ (Bảo kính 133.8, 143.5, 146.2).
tt. từ biểu thị trạng thái bao trùm hết lên phía trên vật từ bên này sang tận bên kia. Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc, thuyền chở yên hà nặng vạy then. (Thuật hứng 69.5).
đgt. đi đến một nơi nào đó. Qua đòi cảnh, chép câu đòi cảnh, nhàn một ngày, nên quyển một ngày. (Tự thán 75.5)‖ (Đào hoa thi 229.1).
tt. đgt. bỏ qua, vuột đi mất. “chẳng nhàn” xưa chép lời truyền bảo, khiến chử cho qua một đạo thường. (Bảo kính 128.8).
đgt. (thời gian đã) thuộc về quá khứ. Thuốc tiên thường phục tử hà xa, Bồng đảo khôn tìm ngày tháng qua. (Tự thuật 118.2).
tt. <từ cổ> quá, lắm, rất. Miệng người tựa mật, mùi qua ngọt, đạo thánh bằng tơ, mối hãy dài. (Tự thán 91.5)‖ Thế nước vị qua mềm. (Tự thuật 115.8).
tt. <từ cổ> hơn. Nhiều của ấy chăng qua chữ nghĩa, dưỡng người cho kẻo nhọc chân tay. (Bảo kính 146.5, 171.4), Già mặc số trời đất, dấu ai qua vợ con. (Bảo kính 182.6, 183.1).
Quy Côn Sơn 歸崑山
đgt. ngẫu nhiên ứng tác bài thơ khi về Côn Sơn vào ngày tết trùng dương mùng 9 tháng 9, tên bài số 189.
Quy Côn Sơn trùng cửu ngẫu tác 歸崑山重九偶作
dt. tên bài số 189, nghĩa là ngẫu nhiên ứng tác bài thơ khi về Côn Sơn vào ngày tết trùng dương mùng 9 tháng 9. Côn Sơn là một không gian địa lý đặc biệt với Nguyễn Trãi. Nơi đây là trang ấp của Trần Nguyên Đán- ông ngoại của nhà thơ. Từ bé Nguyễn Trãi đã sống với ông ngoại, và sau 1428, đây cũng là nơi chốn đi về của Nguyễn Trãi. Côn Sơn không chỉ là miền ẩn cư mà là chốn quê nhà, cao hơn Côn Sơn là một biểu tượng tinh thần trong tâm tưởng của nhà thơ, là nơi chốn an lành để ông về khi mỗi lần vấp ngã trên chốn quan trường, là bến đỗ cuối cùng của một tâm hồn luôn bị giằng xé giữa lý tưởng và hiện thực.
rượu 酒
◎ Nôm: 𨢇 / 𲆴 Đọc âm THV. AHV: tửu. Kiểu tái lập: oc *r- , đồng nguyên với 醪, âm HTC là *ru. [Schuesssler 2007: 321]. Tương ứng r- t: râu ~ tu ~ tua 鬚, rể ~ tế 婿, rửa ~ tả 瀉, rượu ~ tửu 酒. [NN San 2003: 79]. Ss đối ứng: raw4 (muốt), haw4 (nà bái), raw4 (chỏi), raw- (khẻn) [PJ Duong 2012: 10].
dt. thức uống làm từ men gạo. (Ngôn chí 9.1)‖ (Mạn thuật 31.8)‖ Con cờ khảy, rượu đầy bầu, đòi nước non chơi quản dầu. (Trần tình 41.1, 43.1)‖ (Thuật hứng 61.2)‖ (Tự thán 76.5, 80.6, 86.8, 110.7)‖ (Tự thuật 121.4)‖ (Bảo kính 153.5) rượu đục. Ss Giang Yêm trong bài Đào trưng thi có câu: “Tuy rằng cày cuốc mỏi, rượu đục đà tự thích.” (雖有荷鋤倦,濁酒聊自適 tuy hữu hạ sừ quyện, trọc tửu liêu tự thích)‖ (Bảo kính 178.6, 186.7)‖ Túi đã không tiền, khôn chác rượu, vườn tuy có cúc, chửa đâm hoa. (Quy Côn Sơn 189.3). Uống rượu đánh bài. (Phật Thuyết 20b). Người thơ khách rượu rộn mời. (Hồng Đức 3a). Hết cơm hết rượu hết ông tôi. (Bạch Vân Am 16a). hảo tửu: rượu cực ngon nồng (CNNA 16a).
tang tử 桑梓
dt. thời xưa, bên chái nhà thường trồng cây tang (dâu) và cây tử (cây thị). Có thuyết nói hai cây này đều do bố mẹ trồng, nên đó là cây phụ mẫu. Sau dùng tang tử để trỏ quê cha đất tổ. Kinh Thi phần Tiểu nhã bài Tiểu biền ghi: 維桑與梓,必恭敬止 duy tang dữ tử, tất cung kính chỉ (cây tang cây tử, là cung là kính). Phong sương đã bén biên thi khách, tang tử còn thương tích cố gia. (Quy Côn Sơn 189.6).
thi khách 詩客
dt. khách thơ. Phong sương đã bén biên thi khách, tang tử còn thương tích cố gia. (Quy Côn Sơn 189.5).
thiên nha 天涯
dt. chân trời. Trùng dương mấy phút khách thiên nha, kịp phen này được đỗ nhà. (Quy Côn Sơn 189.1). Khách thiên nha: khách lưu lạc ở chân trời.
Thương Chu 商周
dt. nhà Thương (1600 - 1100 tcn) và nhà Chu (1100 - 256 ctn) hai triều đại trong lịch sử Trung Quốc. Thương Chu kiện cũ các chưa đôi, sá lánh thân nhàn, khuở việc rồi. (Ngôn chí 2.1)‖ (Thuật hứng 58.4). Để hiểu cái lòng phiền của ông, gắn với ngữ liệu Thương Chu có lẽ chính thơ chữ Hán nói rõ hơn cả. Đó là bài Chu Công phụ thành vương đồ (đề bức tranh Chu Công phụ bật cho thành vương), một bài thơ ông biện biệt (đôi) rõ nhất cái lẽ Thương Chu ta đang quan tâm: “người phụ chính mật thiết và nhu nhẫn thì phải nhớ đến Chu Công, ứng xử cảnh quyền biến thì không ai sánh cùng Y Doãn. Di ngôn để ở ghế ngọc luôn giữ trong tâm niệm, hộp buộc dây vàng sự xưa đâu dám kể công. Đã tự nhiệm việc tôn phò vương thất lúc an lúc nguy, thì tả hữu không ai là không phò thánh chúa. Tử Mạnh may ra cũng chỉ phảng phất thấy tí thôi, việc ủng phò chiêu đế cũng chịu khoanh tay đứng dưới gió.” (懿親輔政想周公, 處變誰將伊尹同. 玉几遺言常在念, 金藤故事感言功. 安危自任扶王室, 左右無非保聖躬.子孟豈能占彷彿, 擁昭僅可挹餘風 ý thân phụ chính tưởng Chu Công, xử biến thuỳ tương Y Doãn đồng. Ngọc kỷ di ngôn thường tại niệm, kim đằng cố sự cảm ngôn công. An nguy tự nhiệm phù vương thất, tả hữu vô phi bảo thánh cung. Tử Mạnh khởi năng chiêm phưởng phất, ủng chiêu cẩn khả ấp dư phong). Nương theo chú thích bài này ta thấy Y Doãn, công thần của nhà Thương, giúp vua Thang đánh vua Kiệt, vua Thang chết, cháu là Thái Giáp vô đạo, Y Doãn đi cày ở đất đồng, được ba năm thì Thái Giáp hối hận, Y Doãn lại đón về kinh đô. Mạnh Tử khen Y Doãn là thánh. Chu Công đán là công thần nhà Chu phò Vũ Vương. Vũ Vương gần chết di ngôn giao vũ thành vương cho Chu Công giúp. Vũ Vương ốm nặng, Chu Công cầu với tổ tiên xin chết thay, sử quan đặt lời chúc vào hộp buộc dây bằng vàng (nên gọi là kim đằng). Vũ Vương chết, thành vương nối ngôi, Chu Công phụ chính. Quản thúc dèm, Chu Công lánh sang đông đô ở. Sau thành vương mở hộp kim đằng ra xem, biết bụng Chu Công, bèn rước Chu Công trở về. Còn Tử Mạnh là đại tướng quân nhà Hán, vâng di chiếu của hán vũ đế phò chiêu đế, làm sao mà sánh được với cố sự Thương Chu. Bài thơ biện luận về chuyện Y Doãn, Chu Công đời Thương đời Chu, chở cái đạo của Nguyễn Trãi, nói cái chí của Nguyễn Trãi, chất chứa cái kỳ vọng của ông nhưng cũng như vẽ ra trước mắt chúng ta Hoàn Cảnh hậu chiến phức tạp đối với những công thần phù vương lập quốc, đặc biệt lúc Lê Thái Tổ băng hà. Trong tình thế đó, Nguyễn Trãi đã băn khoăn biện biệt nhưng rồi ông đã phải đi đến một quyết định xử biến như người xưa: Thương Chu kiện cũ các chưa đôi, sá lánh thân nhàn khuở việc rồi… nhưng cứ đúng văn bản mà hiểu thì chắc Nguyễn Trãi muốn nhắc tới những công thần khai quốc như mình, đã từng đồng cam cộng khổ trong khởi nghĩa, đã từng thất điên bát đảo trong guồng quay hậu chiến, đã từng lựa chọn, đấu tranh, hi vọng và vỡ mộng. [NH Vĩ 2010: 1036-1038]. Lê quí đôn từng ghi nhận: “khi thái tông lên ngôi, Nguyễn Trãi nhận cố mệnh phụ chính”. Đặng trọng an trong Nam Hà ký văn tập cũng khẳng định: “do công lao, ông (Nguyễn Trãi) được phong Quan phục hầu và nhận di mệnh phù vua trẻ”(tr.2b). “quật khởi từ ấp nhỏ lam sơn, tiến lên quét sạch bọn giặc minh hung tàn cướp nước, sự nghiệp của lê lợi đã vượt xa Vũ Vương đời Chu. Nhưng theo truyền thống “pháp tiên vương” trước đây, các triều đại phong kiến vẫn thấy ở Văn Vương. Vũ Vương hình mẫu lý tưởng về một thời thịnh trị. Lê lợi cũng có điểm giống Vũ Vương: dùng võ công đánh kẻ bạo tàn, và cũng có con nhỏ kế vị. Trong Hoàn Cảnh đó, lê lợi mong muốn người phụ chính được như Chu Công là điều dễ hiểu. Nhưng với tư cách là kẻ nhận di mệnh phò vua nhỏ, không thể làm một vị “quốc thúc” như Chu Công, mặc dù hoài bão của ông, tài năng và đức độ của ông hẳn không thua kém gì. Ông tìm một tấm gương khác, sát với mình hơn, và có nói ta thì cũng là “danh chính”, “ngôn thuận”. Đó là Hoắc Quang: là một đại thần khác họ vua, quang đã nắm quyền phụ chính suốt hơn 20 năm, làm cho “muôn họ đầy đủ”, “bốn phương thuần phục” đất nước thanh bình. Đấy là sự nghiệp của quang và cũng là điều tâm niệm của Nguyễn Trãi. Có điều cung đình nhà lê sau khi lê lợi mất không cho phép Nguyễn Trãi thực hiện hoài bão phò vua trẻ, xây dựng đất nước như ta đã biết. Ông đành ngậm ngùi lui về ở ẩn chốn Côn Sơn. Dầu vậy, lời ký thác sâu nặng của lê lợi hình như luôn ở sâu thẳm trong trái tim ông. Vì vậy, khi thái tông khôn lớn, nhận ra lẽ phải, cho gọi đến ông thì vị lão thần này xúc động khôn xiết, vội vàng đáp lại yêu cầu của ông vua trẻ ra phò vua giúp nước. Đọc bài biểu tạ ơn của ông khi được thái tông tín nhiệm ta thấy tâm trạng hả hê rất hồn nhiên của ông, cứ như là Chu Công ở đất đông đô khi được ông vua trẻ đã hối lỗi là thành vương đón mời về kinh đô vậy.” [HV Lâu 1986: 79].
Thấu Ngọc 潄玉
dt. tên ngôi đình đẹp nổi tiếng ở Lô Sơn, do vị tăng đời Tống là Nhược Ngu 若愚 dựng. Ngô Tùng 吴崧 trong bài Du ký giải thích rằng: “đình gần khe nước, nơi hai thác đổ xuống, thành một đầm lớn. Thác đổ xuống ghềnh đá, trong veo như ngọc, cho nên gọi Thấu Ngọc là cực hợp” (亭臨涧,二瀑奔赴,汇為潭。下注激石,滢然如玉,漱玉名最稱). Tô Thức (1037 - 1101) khi thưởng ngoạn cảnh đẹp ở đây từng viết bài Thanh ngọc giáp Thấu Ngọc đình trong đó có câu: “bọt toé như sương tuyết, đầm cũ lay trời xanh. Trôi đi trôi lặng lặng, rồi rót ra động ngọc.” (亂沫散霜雪,古潭摇清空。餘流滑無聲,快瀉出玉谾 loạn mạt tán sương tuyết, cổ đàm dao thanh không. Dư lưu hoạt vô thanh, khoái tả xuất ngọc hông). Phan Huy Chú lại ghi: “Côn Sơn ở xã Chi Ngại, trước thuộc về huyện Phượng Nhãn, trấn Kinh Bắc, hình như con kỳ lân. Trên núi có động thanh hư, dưới núi có cầu Thấu Ngọc, cây và đá xanh um thật là cảnh đẹp ở nhân gian. Về triều Trần, sư Pháp Loa làm nhà tu ở đấy; sư Huyền Quang cũng thường tu ở núi này. Đến cuối Trần, Băng Hồ về hưu, khi uống rượu, khi ngâm thơ ung dung thích ý…” [1960: 105]. Đình Thấu Ngọc tiên sanh tuyết nhũ, song mai hoa điểm quyển Hy Kinh. (Tự thán 107.3).
Thừa chỉ 承旨
dt. tên một chức quan, chức này bắt đầu có từ đời Đường, tên đầy đủ là Hàn Lâm học sĩ Thừa chỉ thuộc Hàn Lâm viện, là quan đứng đầu các học sĩ, phàm các việc chính sự trọng yếu như cáo lệnh, phế truất, cắt đặt đều được một mình ứng đối. “qua bức thư Nguyễn Trãi thay mặt lê lợi soạn thảo sớm nhất còn lại là Thỉnh hàng thư (Thư xin hàng) viết vào tháng 5 năm quý mão (1423), có thể đoán Nguyễn Trãi được phong chức đó từ những năm đầu tham gia khởi nghĩa lam sơn. Dưới triều Lê Thái Tổ, với chức vụ Thừa chỉ, Nguyễn Trãi chuyên thay mặt vua soạn thảo chiếu, chế, biểu… ghi chép hoạt động của Nguyễn Trãi khoảng 1433 - 1437, Đại Việt sử ký toàn thư vẫn gọi ông với chức danh Thừa chỉ. Tháng 6 năm đinh tị (1437), nhân bất đồng với quy chế nhã nhạc do Lương Đăng soạn thảo, nhưng vua Lê Thái Tông lại tán thành, ông xin về Côn Sơn dựng nhà, thỉnh thoảng mới về thăng long chầu vua. Bài thơ có lẽ được làm ở Côn Sơn vào thời kỳ này, khi Nguyễn Trãi vẫn đương chức Thừa chỉ” [PL 2012: 131]. Thừa chỉ ai rằng thì khó ngặt, Túi thơ chứa hết mọi giang san. (Tự thán 72.7).
tiết 節
dt. đốt. (Tự thán 81.3)‖ Diếp trúc còn khoe tiết cứng, rày liễu đã rủ tơ mềm. (Tích cảnh thi 200.1).
dt. khí tiết. Lảo thảo chưa nên tiết trượng phu, miễn là phỏng dạng đạo tiên nho. (Ngôn chí 3.1, 10.5)‖ (Tự thán 82.5, 91.3)‖ (Bảo kính 187.3)‖ (Quy Côn Sơn 189.8) ‖ Tiết ngọc. (Cúc 217.4)‖ Hoa liễu chiều xuân cũng hữu tình, ưa mày vì bởi tiết mày thanh. (Trúc thi 221.2, 222.4, 223.1)‖ (Mai thi 224.2).
dt. trỏ dịp thời gian nào đó. Ổi tiết bảy. (Ngôn chí 22.3)‖ Tiết lương thần. (Vãn xuân 195.1)‖ Tính tình nào đoái bề ong bướm, tiết muộn chăng nài khuở tuyết sương. (Cúc 216.6, 240.4).
tiền 錢
◎ Ss đối ứng t’iən (12 thổ ngữ Mường), siən (16) [NV Tài 2005: 279]. Còn có âm HHVxèng.
dt. tiền bạc. Sử Ký phần Bình Chuẩn Thư ghi: “Tiền, vốn tên là tuyền, ý nói hoá tài chảy như suối vậy.” (本名泉,言貨之如流泉也). (Bảo kính 186.2)‖ Túi đã không tiền, khôn chác rượu, vườn tuy có cúc, chửa đâm hoa. (Quy Côn Sơn 189.3).
trùng dương 重陽
dt. tết trùng cửu. Trùng dương mấy phút khách thiên nha, kịp phen này được đỗ nhà. (Quy Côn Sơn 189.1)‖ (Cúc 217.8).
tuy 雖
lt. dù. Hỉ nộ cương nhu tuy đã có, nghĩa nhân lễ trí mựa cho khuây. (Mạn thuật 25.5)‖ (Thuật hứng 56.4)‖ (Tự thán 89.1)‖ (Bảo kính 166.5, 174.1)‖ (Quy Côn Sơn 189.4)‖ (Lão mai 215.6)‖ (Lão dung 239.3).
tích 跡
dt. dấu vết còn lại. Phong sương đã bén biên thi khách, tang tử còn thương tích cố gia. (Quy Côn Sơn 189.6).
túi 襊 / 𬞚
◎ Ss đối ứng t’ul (5 thổ ngữ Mường), baw (4) [NV Tài 2005: 283].
dt. cái túi. Túi thơ bầu rượu quản xình xoàng, quảy dụng đầm hâm mấy dặm đàng. (Ngôn chí 9.1)‖ (Mạn thuật 29.5)‖ (Tự thán 72.8, 86.8)‖ (Tự thuật 121.4)‖ (Bảo kính 153.6, 155.6)‖ (Quy Côn Sơn 189.3)‖ (Hoàng tinh 234.3).
việc 役
◎ Đọc âm THV [NN San 2003b: 104]. AHV: dịch, âm HTC: *wjek (Baxter), *gʷeg (tt thượng phương, Phan Ngộ Vân). Ss đối ứng ɤwek (3 thổ ngữ Mường), βiək (8), viək (2) [NV Tài 2005: 288], việk (thái) [HT Nghịch 1990: 323].
dt. sự việc, công việc. Thương Chu kiện cũ các chưa đôi, sá lánh thân nhàn, khuở việc rồi. (Ngôn chí 2.2, 8.4, 16.6)‖ (Thuật hứng 68.7)‖ (Tự thán 100.4)‖ (Bảo kính 144.1, 156.3, 159.1, 171.1, 173.5, 176.1, 181.8, 183.4)‖ (Quy Côn Sơn 189.7)‖ (Mai 214.8).
vườn 園
AHV: viên. đng viện. Ss đối ứng vɯən (4 thổ ngữ Mường), βɯən (4), ɤɯən (5), ca (11) [NV Tài 2005: 290].
dt. đất có rào để trồng hoa màu. (Mạn thuật 33.5)‖ Khách đến, vườn còn hoa lác, thơ nên, cửa thấy nguyệt vào. (Mạn thuật 35.5)‖ (Trần tình 43.7, 45.4, 45.4)‖ (Tự thán 110.5)‖ (Bảo kính 154.1)‖ (Quy Côn Sơn 189.4)‖ (Tảo xuân 193.4)‖ (Vãn xuân 195.5)‖ (Tích cảnh thi 211.3)‖ (Hoàng tinh 234.4).
đgt. (bóng) vch. Cuốc cằn ước xáo vườn chư tử, thuyền mọn khôn đua bể lục kinh. (Ngôn chí 7.3). x. viện.
vượn đam trái 猿冘𣡚
đc. <Phật> hình tượng thường gặp trong kinh điển Phật giáo. Tống Nhân Tông có bài phú rằng: “làm đệ tử Như Lai; làm tông thân tiên thánh. Vào ra ở dưới cửa vàng; hành tàng ngay trong điện báu. Hươu trắng ngậm hoa, vượn xanh hiến quả. Xuân nghe oanh hót líu lo, vui với cơ trời; hè nghe ve kêu khản tiếng, nào biết nắng nôi!” (作如來之弟子,為先聖之宗親,出入於金門之下,行藏寶殿之中,白鹿啣花,青猿獻菓,春聽鶯啼鳥語,妙樂天機;夏聞蟬噪高林,豈知炎熱 tác Như Lai chi đệ tử; vi tiên thánh chi tông thân. Xuất nhập ư kim môn chi hạ, hành tàng bảo điện chi trung. Bạch lộc hàm hoa, thanh viên hiến quả. Xuân tính oanh đề điểu ngữ, diệu lạc thiên cơ; hạ văn thiền táo cao lâm, khỉ tri viêm nhiệt). Diêu Miễn 姚勉 đời Tống trong tuyết pha văn tập có câu: “Gà vàng gắp thóc ở bếp hương tích; vượn ngọc dâng trái trong toà pháp vương.” (金雞銜粟於香積之厨玉猿獻果於法王之座 kim kê hàm túc ư hương tích chi trù; ngọc viên hiến quả ư pháp vương chi toạ). Chường thiền định, hùm nằm chực, trái thì trai, vượn nhọc đam. (Thuật hứng 64.4), ý nói hoa trái là thức ăn chay theo mùa (thì trai), vượn cứ thế mà hái dâng. Bài thơ có thể được viết khi Nguyễn Trãi giữ chức quan coi chùa Côn Sơn. Thời lành cả mở hội lành, reo đưa gió Phật, quét thanh bụi tà. Vầy đoàn yến múa, oanh ca, vượn xanh dâng trái, hạc già nghe kinh (Tư Dung ). Mỗi khi đến thời tiết tam nguyên và Phật đản thì có con hạc đen đến chầu, con vượn xanh dâng cúng quả, lưu luyến bồi hồi như có ý muốn tham thiền thính pháp; đáng gọi là nơi tịnh độ tiêu dao vậy (gia định thành thông chí).
đâu 兠
◎ Ss đối ứng nɔ (27 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 211].
đt. (đại từ nghi vấn) nơi nào, chốn nào. Ss đối ứng: no (Mường), tumo (Rục) [Alves 2012: 4]. Thuyền mọn còn chèo chăng khứng đỗ, trời ban tối ước về đâu? (Ngôn chí 14.8).
đt. chỗ chưa được xác định. Một tiếng chày đâu đâm cối nguyệt, khoan khoan những lệ ác tan vầng. (Tích cảnh 199.3).
đt. (đại từ nghi vấn) cái gì. Thương Lang mấy khóm một thuyền câu, cảnh lạ đêm thanh hứng bởi đâu? (Ngôn chí 19.2)‖ (Tự thán 80.8, 109.1)‖ (Thuật hứng 68.3).
đt. phản vấn tỏ ý phủ định, đâu có. Mực thước thế gian dầu có phải, cân xưng thiên hạ lấy đâu tày. (Bảo kính 172.6)‖ (Quy Côn Sơn 189.7).
đt. (đại từ) mọi nơi, các nơi đã được nhắc đến. Ngẫm ngọt sơn lâm miễn thị triều, nào đâu là chẳng đất Đường Nghiêu. (Mạn thuật 24.2)‖ (Tự thán 101.8, 103.7)‖ (Thái cầu 253.7).
đt. từ phiếm chỉ không gian nào đó. Tình thư một bức phong còn kín, gió nơi đâu gượng mở xem. (Ba tiêu 236.4).
p. không hề, không. (Ngôn chí 7.2)‖ (Trần tình 40.1)‖ Vương Chất tình cờ ta ướm hỏi, rêu bụi bụi thấy tiên đâu. (Trần tình 41.8)‖ (Thuật hứng 67.2)‖ (Tự thán 95.2)‖ (Tự thuật 121.8)‖ (Bảo kính 130.3).
được 得
◎ Nôm: 特 AHV: đắc. *tək [Schuessler 2007: 207], tơk4 (Chứt) [NV Tài 1993: 236], dɯək (2 thổ ngữ Mường), an (27 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 218]. Như vậy, “được” là từ hán Việt-Mường, “ản” [NV Khang 2001: 22- 23] là từ gốc Mường. x. trật.
đgt. giành phần thắng. Thân nhàn dầu tới dầu lui, thua được bằng cờ, ai kẻ đôi. (Ngôn chí 13.2)‖ (Mạn thuật 27.7)‖ (Thuật hứng 58.3)‖ (Tự thán 103.3)‖ (Bảo kính 156.8, 161.4, 152.3)‖ (Tích cảnh thi 204.2).
đgt. chiếm làm sở hữu của mình, có, có được. (Mạn thuật 23.5, 24.4, 24.8)‖ (Trần tình 39.2)‖ (Thuật hứng 69.1)‖ (Tự thuật 121.2)‖ (Bảo kính 128.1, 131.4)‖ Rừng Nho quãng, nấn ngàn im, hột cải tình cờ được mũi kim. (Bảo kính 150.2, 154.2, 162.5, 163.2, 164.7, 171.8, 187.2). Ba xuân thì được chín mươi ngày, sinh vật lòng trời chẳng tây. (Tích cảnh thi 209.1).
p. từ biểu thị việc đạt kết quả (thường đứng sau động từ). (Ngôn chí 4.8, 12.7, 16.8, 19.5, 20.7)‖ (Trần tình 37.4, 39.6, 42.7)‖ (Thuật hứng 68.1)‖ (Tự thán 81.4, 81.7, 85.8, 97.7, 104.8)‖ (Bảo kính 130.6, 144.3, 154.4, 156.3, 160.7, 161.7, 175.5, 179.2, 186.1)‖ (Thuỷ trung nguyệt 212.4)‖ (Cúc 216.7)‖ (Mai thi 226.3)‖ (Đào hoa thi 232.2)‖ (Hoàng tinh 234.1)‖ (Lão dung 239.1)‖ (Liên hoa 243.2)‖ (Cam đường 245.2)‖ Chiếm được thiều quang chín mươi, day day hoa nở tốt hoà tươi. (Dương 247.1).
p. từ biểu thị thụ động, hưởng nhận (đứng trước động từ và tính từ). Vàng bạc nhà chăng có mỗ phân, lành thay cơm cám được no ăn. (Trần tình 38.2)‖ (Thuật hứng 47.8, 53.6)‖ (Tự thán 74.2, 78.7, 82.2, 99.2, 109.2)‖ (Tự thuật 112.6, 114.8, 116.2)‖ (Bảo kính 132.8, 133.8, 143.8, 145.7, 153.8, 177.2, 185.2)‖ (Quy Côn Sơn 189.2)‖ (Tích cảnh thi 203.2)‖ (Cúc 217.7)‖ (Giá 238.3)‖ (Mộc hoa 241.2)‖ (Miêu 251.3)‖ (Trư 252.2)‖ (Nghiễn trung ngưu 254.6).
p. từ biểu thị khuyên răn. Phu phụ đạo thường chăng được trớ, nối tông hoạ phải một đôi khi. (Giới sắc 190.7).
đất Bụt 坦孛
dt. từ chữ Phật độ 佛土, ở đây có thể chơi chữ nước đôi, vừa trỏ mảnh đất cụ thể nào đó của chùa (như chùa Côn Sơn chẳng hạn) vừa trỏ đất cực lạc của nhà Phật. Ao quan thả gưởi hai bè muống, đất Bụt ương nhờ một rãnh mùng. (Thuật hứng 68.6).
khôn 困
◎ Nôm: 坤 AHV: khốn, âm phiên thiết: “khổ côn thiết, âm khôn” (苦昆切,音坤). [Khang Hy tự điển: 217] Trong Hán văn, “khôn” / “khốn” trỏ việc “khốn khó”, “nghèo khốn”, “nguy khốn”, “nguy nan”. Vào tiếng Việt, ngữ tố này đã được hư hoá.
tt. HVVD. <từ cổ> khó, “khôn cùng: khó cùng, không cùng, không hết. Không kể: khó kể, không kể được. Khôn xiết: khó xiết, không hết, không kể cho cùng. Khôn ví: không lẽ sánh, khó sánh” [Paulus Của 1895: 499]. Kỳ, ký, nô, thai đà có đấy, Kẻ dìn cho biết lại khôn thay. (Tự thuật 112.8).
đgt. <từ cổ> khó có thể. (Thủ vĩ ngâm 1.5)‖ (Ngôn chí 6.6)‖ Cuốc cằn ước xáo vườn chư tử, Thuyền mọn khôn đua bể lục kinh. (Ngôn chí 7.4)‖ (Mạn thuật 36.6)‖ (Trần tình 37.3)‖ (Thuật hứng 49.6, 65.5 68.4)‖ (Tự thán 87.4)‖ (Tự thuật 113.4, 118.2)‖ (Bảo kính 137.3, 142.5, 150.4, 156.6, 180.6)‖ (Quy Côn Sơn 189.3)‖ (Tích cảnh thi 199.1, 201.2)‖ (Thủy thiên nhất sắc 213.5)
p. <từ cổ> không [Paulus Của 1895: 499]. Chớ cậy sang mà ép nè, Lời chăng phải vuỗn khôn nghe. (Trần tình 44.2).